[Bật Mí] Cách thiết kế Nhà Bếp và Nhà Vệ Sinh đúng Phong Thủy

thiet-ke-nha-bep-va-nha-ve-sinh
5/5 - (1 bình chọn)

Người Việt Nam ta xưa nay vốn rất coi trọng yếu tố phong thuỷ trong xây dựng nhà ở. Một ngôi nhà chỉ thực sự hoàn hảo khi được bố trí không gian hợp lý, vừa đem lại sự thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày, lại vừa đảm bảo những quy tắc về mặt Âm dương Ngũ hành. Vậy, một câu hỏi đặt ra là có nên thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh gần nhau không? Và cách thiết kế này có ảnh hưởng đến sức khỏe, may mắn cũng như tài lộc của cả gia đình hay không? Hãy cùng Kiến Thức Nhà Ở giải đáp thông qua bài viết này ngay nhé!

thiet-ke-nha-bep-va-nha-ve-sinh-mau-1

Có nên thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh gần nhau không?

Nhà bếp và nhà vệ sinh vốn là hai không gian chức năng vô cùng quan trọng trong nhà. Nếu như không gian nhà bếp làm ra những món ăn ngon cho bữa cơm gia đình sum vầy, thì nhà vệ sinh lại là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta. Vì là hai không gian mang tính riêng tư nên nhà bếp và nhà vệ sinh thường được thiết kế ở khu vực cuối hoặc góc khuất của ngôi nhà.

Tuy nhiên, xét theo khía cạnh phong thủy, bếp đại diện cho hành Hỏa, trong khi nhà vệ sinh là nơi chứa nước, là đại diện cho hành Thủy. Thủy – Hỏa tương xung, hoàn toàn tương khắc, đối lập với nhau. Mặt khác, nhà vệ sinh cũng là nơi chứa nhiều uế khí. Nước và chất bẩn tồn đọng lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến không gian cần sự sạch sẽ như nhà bếp. Chính vì vậy, khi thiết kế nhà ở, các gia chủ hoàn toàn không nên thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh ở gần nhau.

Những vị trí thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh đại kỵ:

  • Nhà bếp và nhà vệ sinh đối diện nhau
  • Nhà bếp và nhà vệ sinh cạnh nhau
  • Nhà bếp và nhà vệ sinh trên/dưới nhau
  • Nhà bếp và nhà vệ sinh đối diện cửa chính
  • Nhà bếp và nhà vệ sinh ở chính giữa nhà

Dù vậy, không phải ngôi nhà nào cũng có đủ không gian và điều kiện để có thể thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh riêng biệt, đặc biệt là với những nhà ở có diện tích nhỏ. Vậy trong trường hợp nhà vệ sinh và nhà bếp bắt buộc phải được thiết kế gần nhau thì phải làm sao? Đừng lo lắng, hãy tham khảo ngay những mẹo phong thủy khi thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh dưới đây nhé!

> XEM NGAY: 50+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp đẹp và Hiện đại gọn gàng và rộng rãi

> XEM NGAY: 20+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp ở Nông Thôn ĐẸP và Tiện Nghi

thiet-ke-nha-bep-va-nha-ve-sinh-mau-2

Mẹo thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh gần nhau

Nếu không gian nhà bếp và nhà vệ sinh trong gia đình bạn được đặt ở gần nhau, hãy thử áp dụng một trong các cách dưới đây để hoá giải đại kỵ:

  1. Di dời nhà vệ sinh lệch đi so với nhà bếp

Di dời một trong hai không gian sẽ là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề phong thuỷ trong thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh. Thông thường, không gian nhà vệ sinh thường sẽ được ưu tiên để dịch chuyển hơn. Tuy nhiên, đối với những ngôi nhà đã được thiết kế sẵn thì việc di chuyển không phải là dễ dàng. Lúc này, gia chủ có để tính đến phương pháp thứ hai.

  1. Sử dụng vật chắn

Nếu không thể di dời một trong khai không gian, bạn hãy sử dụng vật chắn để đảm bảo không gian riêng cho hai khu vực. Ví dụ:

  • Nếu nhà vệ sinh ở trên nhà bếp: Hãy rải một lớp sỏi trắng trên nền nhà vệ sinh để giảm xung đột giữa nước và lửa.
  • Nếu nhà vệ sinh và nhà bếp đối diện nhau: Dùng vách ngăn để không gian hai phòng không làm ảnh hưởng đến nhau.
  • Nếu nhà vệ sinh và nhà bếp cạnh nhau: Đặt cây xanh ở giữa vị trí cửa hai phòng để ngăn cách, đồng thời giảm bớt tạp khí.
  • …..

Lưu ý khi thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh gần nhau

VỀ THIẾT BỊ VÀ BỐ TRÍ

Đối với các thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh gần nhau, việc đặt đường ống dẫn nước sao cho hợp lý là vô cùng quan trọng. Các đường ống nước thải cần được đặt tách biệt hẳn với đường ống nước sinh hoạt để tránh tình trạng nước bị rò rỉ, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.

>> XEM NGAY: 30+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp nhỏ đơn giản diện tích hẹp

thiet-ke-nha-bep-va-nha-ve-sinh-mau-3

Bên cạnh đó, khi chọn thiết bị nội thất cho nhà bếp và nhà vệ sinh đặt gần nhau, bạn nên ưu tiên những nội thất có tính bền và dễ vệ sinh. Bởi điểm chung của hai không gian này là đều rất dễ bụi bẩn, vì vậy luôn cần được lau rửa, dọn dẹp thường xuyên. Bên cạnh đó, gia chủ cũng không nên ôm đồm quá nhiều đồ trong phòng. Hãy tối giản đồ đạc nhất có thể để có một không gian thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh thật sạch sẽ, thoáng mát nhé!

VỀ QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG

Vì nhà bếp và nhà vệ sinh là hai không gian hoàn toàn trái ngược nhau. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, gia chủ cần ghi nhớ:

  • Luôn đóng cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng để hạn chế khí thải độc hại từ nhà vệ sinh làm ảnh hưởng đến không gian nhà bếp.
  • Sử dụng quạt thông gió hoặc máy hút mùi khi nấu ăn, tránh để mùi dầu mỡ và khói bẩn trong quá trình nấu nướng ám lâu ngày gây bất lợi cho sức khỏe.
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà bếp và nhà vệ sinh để đảm bảo sự sạch sẽ, khô thoáng.
  • Bát đĩa, xoong nồi sau khi dùng xong cần được rửa sạch sẽ, tránh để thức ăn thừa ôi thiu, hôi thối, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
  • Quần áo thay ra nên giặt ngay trong ngày, tuyệt đối không nên lưu cữu quá lâu.

>> XEM NGAY: 30+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp và Phòng Ăn Đẹp nhìn là Mê

Các mẫu thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh

thiet-ke-nha-bep-va-nha-ve-sinh-mau-4

thiet-ke-nha-bep-va-nha-ve-sinh-mau-5

thiet-ke-nha-bep-va-nha-ve-sinh-mau-6

thiet-ke-nha-bep-va-nha-ve-sinh-mau-7

Như vậy, trên đây là những chia sẻ về cách thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh mà Kiến Thức Nhà Ở muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “Có nên thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh gần nhau không?” rồi đúng không nào. Nếu có thêm bất kỳ ý kiến đóng góp nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách để lại một bình luận xuống phía dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *