30+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp nhỏ đơn giản diện tích hẹp

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian
5/5 - (1 bình chọn)

Nhà bếp là một trong những không gian quan trọng trong mỗi ngôi nhà. Đây là nơi khơi nguồn cảm hứng, tạo điều kiện để người vợ, người chồng nấu ra những món ăn ngon cho bữa cơm gia đình sum vầy. Bạn đang sở hữu ngôi nhà có diện tích nhỏ, eo hẹp nhưng vẫn mong muốn một không gian nhà bếp đầy đủ tiện nghi nhất? Những mẹo thiết kế nhà bếp nhỏ đơn giản cùng các ý tưởng độc đáo dưới đây chắc chắn sẽ là những gì bạn đang cần đấy. Hãy cùng Kiến Thức Nhà Ở tìm hiểu ngay thôi nào!

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-1

Nguyên tắc thiết kế nhà bếp diện tích nhỏ

Trước khi đi vào chi tiết những ý tưởng thiết kế, hãy cùng điểm qua các nguyên tắc khi thiết kế nhà bếp diện tích nhỏ nhé!

  1. Thiết kế bếp dựa theo cấu trúc nhà: Một nhà bếp nhỏ có thể có rất nhiều cách thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, không phải ngôi nhà nào cũng phù hợp với cách thiết kế đó. Vì vậy, gia chủ cần xác định rõ nhu cầu, diện tích sử dụng cũng như công năng mong muốn ở nhà bếp, từ đó có cách bố trí không gian sao cho phù hợp.
  2. Đảm bảo tính gọn gàng, ngăn nắp: Đây là tiêu chí hết sức quan trọng khi thiết kế nhà bếp diện tích nhỏ. Nếu không đảm bảo được điều này sẽ rất dễ khiến cho không gian nhà bếp trở nên tù túng, chật chội, thậm chí có thể gây ra hoả hoạn nếu sơ ý.
  3. Bố trí màu sắc, ánh sáng phù hợp: Đối với không gian nhà bếp có diện tích nhỏ, gia chủ nên ưu tiên lựa chọn các gam màu sáng để mang lại cảm giác thông thoáng. Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách tận dụng ánh sáng tự nhiên, hoặc bố trí đèn điện một cách hợp lý để vừa kích thích thị giác, vừa tạo sự ấm cúng cho nhà bếp. Tuyệt đối không nên để bếp quá tối sẽ khiến không gian trở nên ngột ngạt, ẩm thấp.
  4. Tận dụng không gian trên cao: Đặc điểm của những thiết kế nhà bếp nhỏ đơn giản là sự hạn chế về mặt diện tích. Để khắc phục hạn chế này, bạn hoàn toàn có thể tận dụng không gian trên cao để có thêm diện tích cất giữ đồ đạc cũng như các dụng cụ nhà bếp.
  5. Sử dụng nội thất tối giản và thông minh: Nội thất thông minh và đa dụng sẽ là chìa khoá hữu hiệu giúp cải thiện diện tích cho không gian nhà bếp nhỏ. Đồng thời, các thiết bị này cũng đảm bảo cho quá trình sử dụng được tiện nghi, dễ dàng và ngăn nắp hơn rất nhiều đấy.

> XEM NGAY: 30+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp và Phòng Ăn Đẹp nhìn là Mê

> XEM NGAY: 20+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp ở Nông Thôn ĐẸP và Tiện Nghi

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-2

7 mẹo thiết kế nhà bếp nhỏ đơn giản

Sử dụng tủ bếp âm tường

Với cách thiết kế ẩn sâu vào trong tường, loại tủ bếp này vừa đảm bảo khả năng cất trữ đồ đạc, lại vừa tối ưu được không gian nhà bếp. Hơn nữa, tủ bếp âm tường hiện nay được thiết kế với rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau, đem lại nhiều sự lựa chọn đa dạng cho bất kỳ hộ gia đình nào.

Dùng bàn ăn thông minh

Bàn ăn thông minh trong những năm gần đây đang là xu hướng được rất nhiều hộ gia đình ưa chuộng. Với thiết kế thông minh có thể dễ dàng gập lại khi không có nhu cầu sử dụng, đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các thiết kế nhà bếp nhỏ đơn giản.

Thiết kế kệ bếp đa năng

Kệ bếp đa năng sẽ giúp bạn sắp xếp thiết bị nhà bếp một cách khoa học, thuận tiện hơn trong quá trình tìm kiếm và nấu nướng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số mẫu kệ treo tường để có đa dạng sự lựa chọn khi thiết kế nhà bếp diện tích nhỏ.

Bố trí thêm cửa sổ

Việc bố trí thêm cửa sổ khi thiết kế nhà bếp nhỏ đơn giản sẽ giúp không khí và ánh sáng được lưu thông. Không gian nhà bếp cũng nhờ đó mà giảm được sự nóng bức, ngột ngạt. Quá trình nấu nướng, sinh hoạt trong bếp từ đó được thoải mái, dễ chịu hơn.

> XEM NGAY: 50+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp đẹp Hiện đại gọn gàng và rộng rãi

> XEM NGAY: 50+ Mẫu thiết kế Phòng Khách và Bếp liên thông SIÊU ĐẸP

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-3

Sử dụng móc treo đồ hợp lý

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng móc treo đồ trên tường bếp để treo các vật dụng như nồi, niêu, xoong, chảo, rổ, rá… Thay vì dùng đinh đóng tường để treo đồ, bạn nên chọn móc dán tường để sử dụng. Vừa đảm bảo được sự tiện lợi trong sinh hoạt, lại không làm ảnh hưởng đến cấu trúc tường bếp.

Ưu tiên nội thất bền, dễ vệ sinh

Nhà bếp là không gian rất dễ bụi bẩn và ẩm thấp. Vì vậy, bạn cần lựa chọn những đồ nội thất có tính bền và dễ vệ sinh trong quá trình sử dụng, tránh để bụi bẩn bám vào lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng bữa ăn của cả gia đình.

Dùng gạch lát cỡ lớn

Với thiết kế nhà bếp diện tích nhỏ, việc sử dụng gạch lát cỡ lớn có tác dụng gây ảo ảnh, giúp bạn cảm giác không gian nhà bếp được nới rộng hơn rất nhiều đấy. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên sử dụng gạch lát có màu sáng, hạn chế màu tối để không gây cảm giác tù túng, lạnh lẽo nhé!

Các mẫu thiết kế nhà bếp nhỏ đơn giản

Thiết kế nhà bếp nhỏ hình chữ I

Nhà bếp kiểu chữ I là cách thiết kế nhà bếp nhỏ đơn giản khá được ưa chuộng. Kiểu thiết kế này phù hợp với hầu hết các lối kiến trúc khác nhau, dù là truyền thống hay hiện đại. Đặc biệt, sẽ rất phù hợp với không gian nhà có sự hạn chế về chiều rộng.

> XEM NGAY: [Bật Mí] Cách thiết kế Nhà Bếp và Nhà Vệ Sinh đúng Phong Thủy

> XEM NGAY: 30+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp không Gian Mở đẹp hiện đại

Một số mẫu thiết kế nhà bếp nhỏ đơn giản hình chữ I:

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-4

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-5

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-6

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-7

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-8

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-9

Thiết kế nhà bếp nhỏ hình chữ U

Một kiểu thiết kế nhà bếp nhỏ đơn giản khá phổ biến khác là bếp thiết kế theo kiểu hình chữ U. Cách thiết kế này tạo một không gian kín, giúp hạn chế tối đa việc đi lại trong quá trình nấu nướng, rất tiện lợi và có thể sử dụng cho cả nhà bếp có diện tích rộng hay hẹp. Bên cạnh đó, kiểu thiết kế này thường sẽ có nhiều hộc tủ, tạo không gian để bạn có thể dễ dàng sắp xếp thiết bị nhà bếp một cách gọn gàng hơn.

>> XEM NGAY: [HOT] Thiết kế Bếp ở Giữa Nhà có nên hay không?

Một số mẫu thiết kế nhà bếp nhỏ đơn giản hình chữ U:

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-10

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-11

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-12

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-13

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-14

Thiết kế nhà bếp nhỏ hình chữ L

Lối thiết kế nhà bếp hình chữ L là một trong những kiểu thiết kế phổ biến nhất hiện nay. Với cách bố trí áp sát tường và tận dụng được góc nhà, nó vừa giúp tạo không gian gần gũi, lại vừa đảm bảo được tính tiện nghi trong quá trình nấu nướng.

Một số mẫu thiết kế nhà bếp nhỏ đơn giản hình chữ L:

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-15

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-16

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-17

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-18

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-19

Thiết kế nhà bếp nhỏ dưới gầm cầu thang

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-20

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-21

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-22

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-23

thiet-ke-nha-bep-nho-don-gian-mau-24

Bạn thấy đấy, bằng những cách thiết kế khác nhau, bạn hoàn toàn có thể biến không gian bếp vốn dĩ nhỏ hẹp trở nên đầy tiện nghi và sáng tạo. Hy vọng qua những mẫu thiết kế nhà bếp nhỏ đơn giản trên đây, bạn đọc đã có cho mình những ý tưởng thật độc đáo cho không gian bếp nhà mình rồi. Hãy theo dõi Kiến Thức Nhà Ở thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *