Trong phong tục nhà ở của người Việt Nam ta, nhà bếp thường được đặt ở vị trí góc khuất, hoặc vị trí sâu trong nhà để đảm bảo tính riêng tư. Tuy nhiên, trong các năm trở lại đây, phong cách thiết kế nhà bếp không gian mở đang là xu hướng được nhiều hộ gia đình lựa chọn. Lối thiết kế này không chỉ mang đến một không gian nhà bếp sạch sẽ, thoáng hơn mà còn khơi nguồn cảm hứng cho người nội trợ nấu ra những món ăn ngon. Ở bài viết này, hãy cùng Kiến Thức Nhà Ở khám phá ngay các ý tưởng bố trí nhà bếp với thiết kế không gian mở độc đáo dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Thế nào là thiết kế nhà bếp không gian mở?
Nhà bếp không gian mở là phong cách thiết kế được bắt nguồn từ Mỹ. Ở cách thiết kế này, nhà bếp thường sẽ được bố trí gắn liền với không gian khác trong nhà như phòng khách, phòng ăn, sân vườn… tạo cảm giác thoáng mát, rộng rãi và lạ mắt.
Việc thiết kế nhà bếp không gian mở sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát toàn cảnh ngôi nhà ngay cả trong lúc đang nấu ăn. Và ngược lại, khi đứng ở phòng khách, ngoài vườn… bạn vẫn có thể nhìn thấy được không gian trong bếp.
> XEM NGAY: 50+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp đẹp Hiện đại gọn gàng và rộng rãi
> XEM NGAY: [Bật Mí] Cách thiết kế Nhà Bếp và Nhà Vệ Sinh đúng Phong Thủy
Ưu điểm:
- Tạo sự kết nối không gian và các thành viên trong gia đình
- Mở rộng tầm nhìn
- Thiết kế tối giản, tiết kiệm chi phí
- Tăng cường ánh sáng trong bếp
Nhược điểm:
- Mùi nấu ăn ảnh hưởng đến không gian khác
- Ảnh hưởng bởi tiếng ồn khi nấu ăn
- Dễ trở nên bừa bộn khi không vệ sinh thường xuyên
Dù vậy, hãy đừng lo lắng nhé bởi mọi việc đều có cách giải quyết. Một thiết kế nhà bếp không gian mở chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn bạn tưởng đấy. Còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo ngay một trong các ý tưởng thiết kế dưới đây thôi!
Các ý tưởng thiết kế nhà bếp không gian mở
Thiết kế nhà bếp không gian mở với cửa kính lớn
Trong xu hướng thiết kế nhà bếp hiện đại, người ta thường ưa chuộng việc căn bếp của mình được mở rộng và hài hoà với thiên nhiên một cách tối đa. Chính bởi vậy, nhiều hộ gia đình trẻ quyết định thiết kế nhà bếp không gian mở của mình với thật nhiều cửa kính lớn. Cách thiết kế này không chỉ giúp hạn chế mùi dầu mỡ trong quá trình nấu nướng mà còn tiết kiệm điện năng, mở ra một không gian nhà bếp mát mẻ, rộng rãi tầm nhìn.
Các tấm cả kính lớn có vai trò truyền năng lượng ánh sáng vào trong phòng, nhờ đó mà nhà bếp tránh được phần nào nguy cơ ẩm mốc, diệt trừ vi khuẩn gây hại cho gia đình. Đồng thời trong khi nấu ăn, người đứng nấu vẫn hoàn toàn có thể phóng tầm mắt ra bên ngoài, không bị cảm giác buồn chán, ngột ngạt.
Tuy nhiên, khi thiết kế nhà bếp với cửa kính, gia chủ nên hết sức lưu tâm tới vị trí đặt cửa. Tuyệt đối không đặt cửa kính ở những vị trí đối diện bếp nấu, rất dễ làm tạt lửa trong những ngày nắng lớn. Bên cạnh đó, cửa kính cần được làm từ những chất liệu chắc chắn. Đi đôi với cửa nên có rèm che để che bớt ánh nắng chói chang khi trời nắng gắt.
Thiết kế nhà bếp không gian mở kết hợp phòng ăn
Cách thiết kế nhà bếp không gian mở kết hợp phòng ăn giúp việc sinh hoạt hàng ngày của cả gia đình trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Chính bởi vậy mà lối thiết kế này ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nó vừa giúp bạn tiết kiệm được không gian trong căn hộ, lại dễ dàng trong việc nấu nướng và sắp xếp đồ ăn.
> XEM NGAY: 20+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp ở Nông Thôn ĐẸP và Tiện Nghi
> XEM NGAY: 30+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp và Phòng Ăn Đẹp nhìn là Mê
Bạn có thể tận dụng đảo bếp để làm bàn ăn một cách khéo léo. Bên cạnh có thể bố trí thêm một vài ghế cao có màu sắc tương đồng. Và không gian hẳn sẽ trở nên thú vị hơn khi bạn bố trí thêm những chiếc đèn thả đẹp mắt đấy.
Thiết kế nhà bếp không gian mở kết hợp phòng khách
Ở các căn hộ chung cư hay loại hình nhà ống, diện tích là một điều khá xa xỉ. Vì vậy mà các gia chủ thường lựa chọn cách thiết kế nhà bếp không gian mở kết nối với phòng khách để tận dụng không gian. Điều này giúp cho không gian sinh hoạt chung của gia đình thêm phần rộng rãi và gắn kết.
Tuy nhiên, cách thiết kế này lại không thực sự tốt về mặt phong thủy. Chưa kể mùi nấu ăn có thể lan ra, ám mùi và gây ảnh hưởng đến cả không gian phòng khách. Để khắc phục điều này, gia chủ nên bố trí thêm máy hút mùi và vách ngăn để ngăn giữa nhà bếp và phòng khách. Cách làm này sẽ giúp bạn phân chia được không gian cho hai phòng khác nhau, đồng thời vẫn đảm bảo sự tối ưu hoá về mặt diện tích.
Thiết kế nhà bếp không gian mở với gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên sẽ là một chất liệu tuyệt vời về tính thẩm mỹ cũng như độ bền cho các thiết kế nhà bếp không gian mở. Những loại gỗ tự nhiên được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay có thể kể đến như gỗ sồi, gỗ óc chó,… bởi khả năng chịu lực tốt và độ bền cao vượt trội. Không gian mở nhiều gió và ánh sáng sẽ không dễ dàng làm hỏng thiết bị nhà bếp làm từ các loại gỗ này.
Ngoài ra, tùy theo sở thích và khả năng tài chính mà gia chủ có thể lựa chọn một số loại gỗ tự nhiên khác như gỗ hương, gỗ đỏ, gỗ tần bì,…
> XEM NGAY: 30+ Mẫu thiết kế Nhà Bếp nhỏ đơn giản diện tích hẹp
Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở đẹp, thoáng
Những lưu ý khi thiết kế bếp theo không gian mở
Để có một thiết kế nhà bếp không gian mở đẹp và tuyệt vời nhất, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý sau:
- Thứ nhất, luôn tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
- Thứ hai, đảm bảo tính nghệ thuật hài hoà cho không gian
- Thứ ba, đảm bảo sự đồng nhất trong bố trí nội thất
- Thứ tư, nên sử dụng vách ngăn/quầy bar để đảm bảo sự riêng tư khi cần thiết
- Thứ năm, cố gắng tối giản hoá đồ trang trí
- Thứ sáu, luôn dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ
Như vậy, trên đây là những kinh nghiệm thiết kế nhà bếp không gian mở mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã có cho riêng mình những ý tưởng thiết kế thật độc đáo. Chúc bạn thành công với không gian nhà bếp của mình!