Một ngôi nhà đẹp không chỉ nằm ở hình thức bên ngoài mà còn phải đẹp toàn diện cả bên trong và yếu tố phong thủy là một phần không thể thiếu của ngôi nhà. Tuy nhiên, có nhiều gia đình hiện nay chỉ quan tâm đến phong thủy của các căn phòng chính mà xem nhẹ đến phong thủy của các căn phòng phụ như nhà vệ sinh. Vì thế, trong bài bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn về tầm quan trọng của phong thủy nhà vệ sinh, bạn đừng bỏ qua nhé!
Nội dung bài viết
Vai trò quan trọng của phong thủy nhà vệ sinh
Phong thủy nhà vệ sinh luôn đóng một vai trò quan trọng. Bởi nhà vệ sinh không chỉ là nơi chúng ta giải quyết những nhu cầu của bản thân. Mà nó còn đem lại nhiều lợi ích như giúp cho tinh thần thư thái, giảm căng thẳng, stress tái tạo lại một phần nguồn năng lượng mới, sau một ngày làm việc mệt mỏi mỗi khi chúng ta sử dụng nhà vệ sinh.
Thêm nữa, việc thiết kế phong thủy nhà vệ sinh sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn có được bố cục giữa các không gian hài hòa, lưu thông vận khí tốt, không bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà mang lại sự may mắn cho bạn và cả gia đình.
Bởi vậy, việc thiết kế nhà vệ sinh chuẩn phong thủy là điều mà chủ nhân cần phải nắm được khi bố trí không gian phụ này trong căn hộ. Nếu không sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sự nghiệp và sức khỏe của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
Dựa vào những ưu điểm và nhược điểm trên, phần nào bạn đã biết được tầm quan trọng của phong thủy nhà vệ sinh. Tùy vào sở thích của gia chủ để thiết kế nhà vệ sinh phù hợp, tránh phạm phải các điều cấm kỵ trong phong thủy.
Cách bố trí phong thủy nhà vệ sinh đúng chuẩn
Có thể bạn đã hiểu được tầm quan trọng của phong thủy nhà vệ sinh nhưng để bố trí sao cho chuẩn phong thủy thì không phải ai cũng biết. Dưới đây, sẽ là một vài tips để bạn thiết kế được nhà vệ sinh chuẩn phong thủy:
Hướng đặt nhà vệ sinh
Trái ngược với không gian khác như phong thủy phòng khách, phong thủy phòng ngủ luôn phải được đặt ở những hướng đại cát, đại lợi trong ngôi nhà để mang lại luồng vận khí tốt nhất.
Thì phong thủy nhà vệ sinh lại phải đặt theo nguyên tắc tọa hung hướng cát, tức là phải đặt ở những hướng xấu hoặc là phải dữ nhất trong ngôi nhà thì càng mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ. Chính là ở hướng xấu nhìn ra hướng tốt, sở dĩ có quan niệm như vậy là do các nhà khoa học cho rằng, nhà vệ sinh là nơi có nhiều tạp chất không sạch sẽ và ô uế.
Nếu được đặt ở những hướng lành, hướng tốt thì các không gian khác của ngôi nhà sẽ bị khí xấu lấn tới làm ảnh hưởng vận may và sao lành của chủ nhà. Trong khi đó nếu nhà vệ sinh được đặt ở hướng xấu sẽ hóa dữ thành lành, mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
>> XEM THÊM: [HOT] Phong Thủy Phòng Khách: 14 Điều cần Kiêng Kỵ nhất
Vị trí của nhà vệ sinh
Trong phong thủy những kiến trúc, công trình phụ như nhà vệ sinh hay nhà tắm đều mang yếu tố quan trọng khi ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận và sức khỏe của gia chủ. Bởi vậy một nhà vệ sinh hợp phong thủy thì vị trí là rất quan trọng.
Đặt nhà vệ sinh nên tránh những vị trí tốt đẹp, linh thiêng trong ngôi nhà và lý tưởng nhất đó là ở cuối hướng gió nơi kín đáo và những nơi có vị trí xấu. Nếu được đặt ở vị trí phong thủy nhà vệ sinh tốt cũng làm giảm đi âm khí xấu, xua tan mệt mỏi, căng thẳng mang lại vận khí tốt và những điều may mắn cho gia chủ.
Màu sắc tổng thể nhà vệ sinh
Giống như những không gian khác thì nhà vệ sinh cũng có những màu sắc hợp phong thủy mang lại nhiều vận may và sự thư giãn. Chúng ta không nên sử dụng những gam màu tối như tím đậm hay màu đen vì bản chất của nhà vệ sinh thường là nơi không đủ dương khí.
Nên khi kết hợp với gam màu tối sẽ mang tính âm khí gây cảm giác nặng nề, khó chịu, ức chế và không tốt cho sức khỏe gia chủ. Thêm nữa, cũng kỵ sơn những màu nổi, bắt mắt vì nhà tắm thuộc hành Thủy sẽ làm giảm tính thư giãn khi gia chủ bước vào phòng vệ sinh.
Màu sắc chúng ta nên sử dụng để nâng tầm phong thủy nhà vệ sinh đó là những gam màu xanh lam tao nhã thuộc Thủy, màu trắng thuộc Kim mang đến cảm giác thư thái, bình yên.
Bố trí ánh sáng nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là nơi tích tụ nhiều âm khí, thiếu ánh sáng và ẩm thấp. Vậy nên, việc bố trí đèn hay tạo ra một khoảng sáng hợp lý. Sẽ giúp cho nhà vệ sinh của bạn trông vừa hiện đại, toát lên khí chất riêng của gia chủ mà lại xua tan khí âm, tán khí dương.
Ánh sáng ban ngày tự nhiên chính là sự hoàn hảo, chỉ cần thiết kế một khung cửa sổ nho nhỏ thì nhà vệ sinh đã bớt u ám đi rất nhiều. Nhưng đối với những nhà vệ sinh không có cửa sổ thì việc bố trí ánh sáng nhân tạo sao cho phù hợp với phong thủy nhà vệ sinh sẽ là một điểm cộng rất lớn. Biết cách kết hợp giữa đèn chiếu sáng và các chất liệu khác sẽ mang lại cảm giác mới mẻ, thư giãn, hứng khởi cho không gian này.
>> XEM THÊM: Cách bố trí Phong Thủy Phòng làm việc “Giúp sự Nghiệp thăng Tiến”
Cửa đặt nhà vệ sinh theo phong thủy
Hướng cửa nhà vệ sinh cũng rất quan trọng, để phong thủy nhà vệ sinh tốt hơn thì bạn cũng cần lưu ý những chi tiết nhỏ như đặt cửa nhà vệ sinh theo phong thủy để tránh điều xấu đến.
Không nên đặt hướng cửa nhà vệ sinh đối diện với những không gian chính của căn nhà hay ở những không gian luôn cần sạch sẽ nhất. Bởi nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn, ẩm thấp và âm khí cao nên khi đặt ở những vị trí này, vừa phạm phong thủy mà lại ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ và gia đình.
Phong thủy nhà vệ sinh – Những điều tuyệt đối nên tránh
Một nhà vệ sinh hợp phong thủy sẽ mang lại những điều may mắn và một không gian hiện đại giúp mang lại vượng khí tốt cho ngôi nhà, đây cũng là nơi thư giãn, xả stress sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi. Nhưng không phải ai cũng biết cách thiết kế phong thủy nhà vệ sinh đúng chuẩn và thường phạm vào lỗi phong thủy nhà vệ sinh dưới đây:
Kiêng đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà
Nhà vệ sinh là nơi ẩm thấp, có nhiều mùi hôi gây khó chịu, khi đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà sẽ làm tán mùi hôi, uế khí sẽ luẩn quẩn trong nhà. Vừa làm mất thẩm mỹ các không gian của ngôi nhà vừa làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Tuyệt đối không đặt nhà vệ sinh giữa nhà
Trong phong thủy nhà vệ sinh thì tuyệt đối không được đặt ở vị trí đẹp mà không gian giữa nhà là một vị trí tốt để giành thiết kế cho các phòng sinh hoạt chung, gắn kết mọi người trong gia đình. Nên khi đặt nhà vệ sinh giữa nhà khiến cho bố cục của căn nhà không được hài hòa, hợp lý và mất đi sự gắn kết của các thành viên trong gia đình với nhau.
Không bố trí nhà vệ sinh đối diện cửa chính
Cửa chính còn được gọi là vị trí thanh long, theo người xưa nhà vệ sinh mà đặt ở thanh long cửa chính thì sẽ khiến cho gia đình vừa làm ăn phá sản, thất bát, lại có nhiều lời đồn thị phi và mang lại bệnh tật.
>> XEM THÊM: Mẹo phong thủy phòng ngủ vợ chồng giúp tâm đầu ý hợp
Không bố trí nhà vệ sinh chung với bếp
Bếp là nơi nấu nướng, chế biến thức ăn nên luôn cần sạch sẽ và đảm bản an toàn nhất có thể. Nếu bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh ở chung với nhau, vừa không hợp phong thủy nhà vệ sinh lại tạo môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập sang không gian bếp cùng với mùi hôi gây khó chịu, khiến ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Không bố trí nhà vệ sinh phía sau phòng thờ
Nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà đó chính là bàn thờ, ngược lại với nhà vệ sinh lại là nơi giải phóng những thứ ô uế không sạch sẽ nhất. Nếu phía sau bàn thờ mà là nhà vệ sinh thì đây chính là điều đại kỵ nhất trong phong thủy. Cho nên việc đặt nhà vệ sinh ở phía sau, phía đối diện hay bên cạnh bàn thờ đều không được, nó sẽ làm vấy bẩn khu vực đầy tôn kính và linh thiêng. Nếu phạm phải thì sẽ ảnh hưởng đến vận may, tài lộc và sức khỏe mọi người trong gia đình.
Nhà vệ sinh không bố trí cuối hành lang
Theo phong thủy nhà vệ sinh thì toilet nằm ở cuối hành lang gọi là thế “lộ xung sát”. Tuyệt đối không đặt nhà vệ sinh dưới cuối hành lang, chỉ nên đặt nhà vệ sinh ở bên cạnh hành lang. Bởi mỗi khi trái gió trở trời, các âm khí độc hại sẽ theo lối hành lang hẹp và dài để len lỏi xâm nhập vào từng thớ gạch, từng ngõ ngách trong phòng vệ sinh.
Không để cửa hai phòng tắm đối diện nhau
Từ xa xưa, ông cha ta quan niệm rằng ”Trong ngôi nhà nói chung, cửa sổ là đôi mắt, cửa chính là cái miệng của con người” nên với cấu trúc 2 cửa đối diện nhau thì gia đình sẽ gặp nhiều điềm xấu, vận xui, tai ương. Nhất là trong quan hệ vợ chồng luôn xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình.
Một số câu hỏi về phong thủy nhà vệ sinh thường gặp
Nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?
Ưu điểm khi xây chung nhà vệ sinh và phòng ngủ với nhau là sẽ mang lại không gian khép kín, tiện trong việc giải quyết các nhu cầu và không làm ảnh hưởng tới những thành viên khác trong gia đình.
Nhưng nếu phân tích rộng ra thì nhà vệ sinh và phòng ngủ là hai thái cực khác nhau. Bởi nhà vệ sinh thì ẩm thấp cộng với nhiều vi khuẩn còn phòng ngủ là nơi sạch sẽ, khô ráo. Khiến cho chủ nhân của căn phòng đôi khi sẽ phải ngửi thấy mùi hôi khó chịu làm phiền khứu giác, vi khuẩn gây hại làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, nếu không muốn bản thân lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi thì không nên thiết kế nhà vệ sinh ở trong phòng ngủ.
Nên làm vệ sinh dưới chân cầu thang không?
Khi tận dụng các không gian trống thì nhiều gia đình thường tiết kiệm diện tích sinh hoạt, thiết kế nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang. Tuy nhiên, nếu thiết kế không kĩ không gian này thì ngược lại sẽ là nơi tích tụ âm khí rất nhiều. Từ đó, phát tán đi khắp các không gian khác trong ngôi nhà làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong các ý tưởng thiết kế phong thủy nhà vệ sinh thì đây chính là ý tưởng tồi tệ mà bạn cần tránh. Vì cầu thang chính là con đường tốt nhất di chuyển của dương khí đến các tầng, các phòng còn lại trong ngôi nhà. Nên khi đặt vị trí nhà vệ sinh dưới chân cầu thang sẽ không tốt cho vận khí của gia đình, âm khí của nhà vệ sinh sẽ làm giảm đi dương khí tốt của ngôi nhà.
Nhà vệ sinh đặt ở đâu trong nhà hợp phong thủy?
Nhà vệ sinh nên đặt ở đâu trong nhà chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người khi tìm đến bài viết này. Như đã chia sẻ bên trên, thì nhà vệ sinh nên được đặt ở chỗ chế sát khí là đại lợi. Tùy theo năm tuổi của mỗi người có một trạch mệnh để xem hướng nào là hướng xấu của gia chủ, rồi đặt nhà vệ sinh theo hướng bàn cầu quay về cung xấu nhất của gia chủ.
Thường đặt nhà vệ sinh ở 4 hướng: Ngũ quỷ, tuyệt mệnh, họa hại, lục sát. Đó chính là cách “dĩ độc trị độc” để hung gặp hung hóa cát. Dựa vào nguyên lý này thì phong thủy nhà vệ sinh khi đặt ở vị trí xấu sẽ hợp hơn khi được đặt ở vị trí tốt.
Với những thông tin mà “Kiến thức phong thủy” chia sẻ, hy vọng rằng các bạn đã tích lũy cho bản thân được những kinh nghiệm, để bố trí phong thủy nhà vệ sinh phù hợp, mang đến năng lượng tích cực và sức khỏe cho gia đình bạn!